Biển báo STOP là một trong những loại biển báo xuất hiện nhiều nhất khi tham gia giao thông. Tuy nhiên không phải ai cũng biết biển báo STOP là gì? Biển báo có hình dạng và ý nghĩa như thế nào? Mức phạt khi vi phạm ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về biển báo STOP trong bài viết dưới đây.

1. Biển báo STOP là gì?

Biển báo STOP hay còn gọi là biển báo hiệu xe dừng lại là một trong những loại biển báo được sử dụng nhiều nhất trong giao thông Việt Nam. Đây là một loại biển nhằm thông báo yêu cầu người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và dừng xe.

Biển báo STOP tiêu chuẩn có hình bát giác, nền màu đỏ, in chữ “STOP” màu trắng ở giữa. Có một phần viền trắng bao quanh nền đỏ.

Biển báo này thường được lắp đặt ở các ngã ba, ngã tư nơi có tín hiệu đèn giao thông 3 màu xanh đỏ và vàng. Hoặc đoạn giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, các vị trí nhường đường cho người đi bộ, công trình đang thi công,…

Biển STOP thông báo yêu cầu người điều khiển phải dừng lại quan sát. Người điều khiển chỉ được phép di chuyển tiếp khi trước mặt không còn chướng ngại và phải tuân thủ theo quy tắc nhường đường.

bien-bao-stop-la-gi

Biển báo STOP là gì?

2. Tài xế xử lý khi gặp biển báo STOP

Dưới đây là một số kỹ năng xử lý khi gặp biển báo STOP:

Dự đoán sự cần thiết phải dừng xe

Biển báo STOP mang ý nghĩa yêu cầu dừng lại, nhưng không phải lúc nào tài xế cũng cần phải dừng lại. Do đó, người điều khiển phương tiện khi gặp biển báo STOP cần dự đoán việc cần thiết phải dừng lại hay không. 

Trong những điều kiện thuận lợi, bạn có thể nhìn thấy biển STOP ở vị trí thuận lợi. Nhưng nếu như trong trường hợp đường dốc, hoặc cua gấp, hay khi biển báo bị che khuất khó có thể nhìn thấy từ xa, người lái nên nhìn những biển báo khác trước khi nhìn thấy biển dừng. Nhưng dù thế nào, khi bạn nhìn thấy biển STOP trên đường thì nên giảm ga, đi chậm và tập trung.

Tính toán thời gian và khoảng cách dừng xe

Việc tính toán thời gian cần thiết và khoảng cách đến biển dừng là việc mà tài xế nên làm. Việc ước lượng thời gian và khoảng cách sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, điều kiện mặt đường, tốc độ xe,… 

Các lái xe kinh nghiệm khuyến cáo nên giảm ga từ khoảng cách ít nhất 450m so với biển dừng.Trong trường hợp đoạn đường đó yêu cầu tốc độ tối thiểu, bạn cần tính toán đủ thời gian để giảm tốc và phải dừng lại trước biển dừng.

Dừng hẳn

Khi xe gần đến biển báo dừng, tài xế cần phải dừng xe hoàn toàn. Dừng hẳn chứ không còn là đi chậm hay tạm dừng. Cố gắng khi dừng xe, tài xế cần phải hạn chế phanh gấp, hãy giảm tốc độ xe dần dần sao cho xe dừng được trước biển STOP. 

Dưới đây là các trường hợp tài xế cần phải chú ý:

  • Biển STOP được đặt tại vị trí đường kẻ trắng nét liền. Đây thông thường là biển báo dừng của đường dành cho người đi bộ. Tài xế cần phải dừng xe hoàn toàn trước vạch kẻ trắng và không gây cản trở điểm giao cắt đó.
  • Trường hợp dưới biển báo dừng STOP không có kẻ đường kẻ trắng. Lúc này tài xế cần phải dừng xe ngay phía trước biển báo dừng và phải quan sát các hướng trên giao lộ. Nếu tầm nhìn xung quanh giao lộ bị hạn chế, tài xế có thể tiến lên phía trước một chút để quan sát và dừng xe hẳn.
  • Khi có một xe khác đang dừng tại biển báo STOP ngay trước bạn, bạn cần phải đỗ xe ngay sau xe đó. Sau khi xe đó di chuyển, bạn vẫn phải dừng hẳn tại biển báo dừng. 

Nhận biết các loại điểm giao cắt

Tại mỗi loại điểm giao cắt khác nhau, biển báo dừng STOP lại được sử dụng kèm các quy định khác nhau:

Nếu như hai xe đến biển dừng tại điểm giao cắt cùng một lúc, xe rẽ trái cần nhường đường cho xe đi thẳng hoặc rẽ phải. Để có thể đảm bảo được an toàn, khi thấy xe đối diện muốn di chuyển, người lái nên dừng hẳn và nhường đường cho xe đó, đảm bảo đường thông thoáng rồi hãy di chuyển tiếp.

Nếu vị trí biển báo là một điểm giao cách và không có đường kẻ vạch cho người đi bộ, người lái hãy đỗ ngay trước biển báo dừng, quan sát các hướng của giao lộ, chỉ di chuyển khi không thấy chướng ngại vật. Nếu tại vị trí dừng quan sát không đủ bao quát điểm giao cắt, người lái có thể tiến lên phía trước một đoạn để quan sát tốt hơn.

biển báo stop xe nào được đi

Biển báo stop có ý nghĩa gì?

Quan sát phương tiện lưu thông

Tài xế phải luôn quan sát các phương tiện tham gia lưu thông gần điểm dừng ở cả hai hướng. Tại điểm dừng STOP, lái xe cần phải chú ý luôn ưu tiên đi trước cho các phương tiện đi cắt ngang qua đường của mình. Sau khi dừng hẳn, nếu không có phương tiện nào di chuyển qua, lúc này tài xế mới được di chuyển qua giao lộ. 

Trong trường hợp, sau khi dừng hẳn bạn thấy đang có xe đang lưu thông ở xa giao lộ. Lúc này bạn có thể di chuyển luôn. Chú ý bạn cần phải chạy xe với tốc độ vừa phải. Đồng thời tránh vượt một cách nguy hiểm khi các phương tiện khác đang quá gần điểm giao cắt.

Quan sát khách bộ hành

Luôn quan sát người bộ hành tại điểm dừng. Khi có khách bộ hành di chuyển ngang qua điểm giao cắt như người đi bộ, đạp xe, đi dạo,… qua đường, xe cần phải ưu tiên để họ di chuyển qua trước. Kể cả khi không có phương tiện gắn máy nào đang lưu thông tại điểm giao cắt và không có kẻ vạch cho người đi bộ..

Tuân thủ nguyên tắc đường ưu tiên

Khi bạn đang tiến gần đến biển báo mà đã có phương tiện khác đã tại biển báo phía bên kia đường, bạn phải ưu tiên cho họ đi trước.

Nếu hai phương tiện đều dừng tại điểm giao cắt cùng lúc, xe rẽ trái phải nhường đường cho xe rẽ phải hoặc đi thẳng.

Đi qua giao lộ

Khi đi qua giao lộ, không có khách bộ hành qua lại, và tài xế đã nhường đường cho các phương tiện đang dừng tại điểm giao cắt thì xe có thể vượt qua giao lộ. Tuy nhiên cần tập trung, giữ vững tay lái và duy trì tốc độ ổn định trên đường.

3. Những tình huống đặc biệt

Ngoài những cách xử lý ở trên, các tài xế phải chú ý một số tình huống đặc biệt sau:

Nhường đường tại ngã ba hoặc ngã tư

Khi xe đến điểm giao cắt ngã ba, ngã tư, các quy tắc nhường đường phải được tuân thủ. Các xe di chuyển qua giao lộ theo thứ tự, khi đến biển báo dừng, họ phải đảm bảo nhường đường cho khách bộ hành trước cho dù phương tiện di chuyển từ bất kỳ hướng nào. Trong trường hợp hai xe đến ngã tư cùng lúc, xe ở phía bên phải sẽ được ưu tiên di chuyển trước.

Dừng tại biển báo dừng dành cho xe đưa đón học sinh

Để hoạt động đưa đón học sinh được thuận lợi, mỗi xe đưa đón học sinh đều có biển báo dừng. Biển báo STOP này được dựng lên khi xe dừng cho học sinh lên hoặc xuống. Tài xế cần dừng hẳn xe ở khoảng cách an toàn khoảng 45m đối với xe này. Bạn chỉ được di chuyển khi tất cả học sinh đã lên xe hoặc xuống xe và đường hoàn toàn thông thoáng.

Không vượt qua điểm giao cắt nếu giao thông bị tắc nghẽn

Khi xe đến vị trí điểm giao cắt nhưng tại đây đang bị dồn ứ, tắc nghẽn, tuyệt đối không được vượt trước. Nếu xe đến biển báo dừng tại nút giao thông mà phương tiện đầu bên kia không di chuyển được thì cũng đừng vượt qua. Hãy dừng và chờ cho đến khi đầu bên kia thông thoáng thì mới di chuyển. Nếu như bạn cố tình vượt qua, bạn có thể gây cản trở và làm ùn tắc nghiêm trọng hơn, gia tăng khả năng tai nạn giao thông.

Luôn nhường đường cho phương tiện khẩn cấp

Luôn luôn nhường đường cho các phương tiện khẩn cấp. Nếu như bạn đang dừng tại biển báo và đang đến lượt di chuyển của bạn, nhưng bạn nhìn hoặc nghe thấy phương tiện ưu tiên như xe cứu thương, xe cảnh sát, xe cứu hỏa,…, Bạn cần phải nhường đường cho những phương tiện này trước khi bạn vượt qua nút giao thông.

Tuân thủ hiệu lệnh chỉ đường của cảnh sát giao thông

Trong nhiều trường hợp, tại những điểm giao cắt thường có sự xuất hiện của lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ điều tiết lưu thông. Khi đó, người lái cần phải tuân thủ theo đúng mệnh lệnh của họ. Lúc này thì chỉ dẫn của cảnh sát sẽ giúp bạn vượt qua giao lộ bất kể quy định như nào.

Yêu cầu cắm thêm biển báo dừng

Khi đến một giao lộ nào đó, bạn cảm thấy đây là một vị trí cần phải có một biển báo dừng. Lúc này bạn hãy đưa ra đề xuất đến sở giao thông vận tải, hoặc hội đồng thành phố hay ủy ban đường bộ của địa phương đó. Bạn cần phải có những bằng chứng cụ thể, thuyết phục, phù hợp để sở xem xét và đưa ra quyết định.

mot-so-tinh-huong-dac-biet

Một số tình huống đặc biệt 

4. Mức phạt khi vi phạm biển báo STOP giao thông

Khi xe không tuân thủ theo hiệu lệnh biển báo STOP và bị phát hiện, theo quy định người lái có thể chịu mức phạt như sau:

  • Hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo STOP sẽ bị xử phạt từ 100 nghìn đến 200 nghìn đồng.
  • Hình phạt bổ sung: Nếu như người lái gây tai nạn giao thông do không tuân thủ biển bảo STOP sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với phương tiện là xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện,.. . người lái sẽ bị xử phạt từ 80 nghìn đến 100 nghìn.

Đối với người đi bộ, khi không chấp hành hiệu lệnh của biển báo STOP sẽ bị xử phạt từ 60 nghìn đến 100 nghìn đồng.

muc-phat-khi-vi-pham-bien-bao-stop-giao-thong

Mức phạt khi vi phạm biển báo STOP giao thông

Trên đây là những thông tin chi tiết về biển báo STOP. Hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Biển báo STOP là gì”. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng.