Sự cố nhầm lẫn chân ga và chân thắng không phải là điều hiếm hoi hiện nay. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn. Vì thế, những người điều khiển ô tô cần phải phân biệt rõ 2 bộ phận này để có những trải nghiệm lái xe an toàn tuyệt đối.
1. Phân biệt chân ga và chân thắng ô tô
Phân biệt chân ga và chân thắng là một trong những điều quan trọng mà người lái ô tô cần phải chú trọng để không xảy ra các sự cố nhầm lẫn. Bởi đây là 2 bộ phận có vai trò quan trọng hỗ trợ ô tô khởi hành và giữ cho hành trình được diễn ra liên tục.
Tuy có chức năng đối ngược nhau nhưng 2 bộ phận này đều có sự tác độ đến tốc độ của xe ô tô. Chân thắng đóng vai trò giảm tốc độ cho xe khi di chuyển còn cân ga có nhiệm vụ tăng tốc độ khi tham gia giao thông.

Chân ga và chân thắng ở mỗi loại xe được thiết kế khác nhau, đây cũng chính là yếu tố để phân biệt 2 bộ phận này.
- Với các dòng xe số sàn, vị trí chân ga, chân thắng, chân côn sẽ được đặt ở khu vực chân của tài xế, thứ tự lần lượt từ trái sang phải là côn số, thắng rồi đến chân ga.
- Với các dòng xe số tự động không được trang bị côn số thì vị trí chân ga chân thắng được đặt song song, tính từ bên phải qua thì chân thắng đặt trước chân ga.
2. Kỹ thuật sử dụng chân ga và chân thắng đúng chuẩn
Để có những chuyến đi an toàn, bên cạnh việc phân biệt rõ 2 bộ phận chân ga và chân thắng, thì kỹ thuật sử dụng đúng chuẩn cũng là điều rất quan trọng.

Nhân chân ga và chân thắng bằng chân phải
Kỹ thuật sử dụng chân ga và chân thắng đầu tiên chính là điều khiển 2 bộ phận này bằng chân phải. Bên cạnh đó, người lái nên có thói quen đặt gót chân phải xuống sàn xe, thẳng vị trí bàn đạp và sử dụng gan bàn chân để di chuyển qua lại. Từ đó giúp duy trì khả năng xử lý tốc độ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như giúp người điều khiển xe luôn ở thế chủ động trong các tình huống bất ngờ.
Thói quen “rời chân ga – rà chân thắng” cũng là điều mà các tài xế nên tập luyện, nghĩa là khi nhân mũi chân khỏi chân ga thì phải đặt lên chân thắng. Điều này tạo nên phản xạ tự nhiên, hạn chế rủi ro đạp nhầm chân ga thay vì chân thắng.
Tập trung khi điều khiển chân thắng và chân ga xe ô tô
Khi điều khiển ô tô, tài xế cần tập trung và để bản thân luôn tỉnh táo trong suốt hành trình, tránh làm việc riêng vì sẽ dễ làm phân tâm nhiệm vụ lái xe. Đây cũng là điều mà các tài xế cần phải tuân thủ khi bắt đầu lăn bánh. Bên cạnh đó, khi lùi xe khỏi bãi đỗ hay đi vào đường hẹp, nên điều khiển chân ga, thắng thật chậm rãi để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Mang giày đế mỏng để sử dụng chân ga và chân thắng hiệu quả
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe chính là giày dép. Lái xe với chân trần dễ khiến chân bị đau, dép lê làm chân dễ bị tuột ra ngoài, giày hay bốt cổ dài làm chân trở nên khó cử động, còn cao gót dễ khiến chân tuột khỏi bàn đạp.
Do đó, tốt nhất bạn nên dùng những loại dày đế mỏng, ôm sát vào chân để cảm nhận rõ áp lực tác động lên bàn đạp chân. Điều này giúp tránh tình trạng lỏng, gây ảnh hưởng đến việc sử dụng chân ga và chân thắng ô tô.
3. Những lưu ý để tránh đạp nhầm chân ga và chân thắng ô tô
Khi điều khiển ô tô, người lái xe cần nắm bắt một số lưu ý sau để để hạn chế tình trạng đạp nhầm chân ga và chân thắng gây nên các sự cố giao thông không đáng có:

- Gót chân phải luôn đặt thẳng ở vị trí bàn thắng, nếu sử dụng chân ga thì xoay cổ chân sang phải để bàn chân nghiêng sang bàn đạp ga. Khi sử dụng chân thắng thì xoay thẳng cổ chân trở lại để hướng thẳng bàn chân vào thắng.
- Khi không dùng ga, chân phải để về vị trí thắng, đây là điều rất quan trọng và những người mới lái xe thì nên thành thạo xe số sàn trước rồi mới chuyển qua số tự động.
- Khi bắt đầu chuyến đi, chỉ nên nới chân thẳng khi chuyển sang số D hoặc số R để xe vận hành ổn định, an toàn, sau đó xoay chân ga để tăng tốc.
- Khi thấy chướng ngại vật từ xa, người lái xe lập tức chuyển chân từ bàn ga về chân thắng về kịp thời dừng và tránh chướng ngại vật.
- Khi tiến hoặc lùi nhằm quay đầu xe trong các khu vực hẹp thì không cần sử dụng ga và nên đặt chân vào thắng. Khi dừng xe đều phải để xe về N và đạp thắng hay kéo thắng tay.
Trên đây là những thông tin chi tiết về chân ga và chân thắng cũng như làm thế nào để sử dụng hai bộ phận này đúng cách. Hy vọng những điều trên sẽ hữu ích với bạn khi học và lái xe ô tô. Nếu bạn đang tìm kiếm trung tâm uy tín để đăng ký học lái ô tô, thì Trung tâm thi giấy phép lái xe Hà Nội với hơn 12 năm hoạt động sẽ là lựa chọn hàng đầu cho bạn. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nếu còn gì thắc mắc bạn nhé!
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM THI BẰNG LÁI XE HÀ NỘI
Địa chỉ: Ngô Thì Nhậm, Hà Cầu, Hà Đông
Điện thoại: 0983098001
Email: thibanglaixehanoi.vnn@gmail.com