Dải phân cách là một bộ phận quan trọng trên đường, chia mặt đường thành những khu vực quy định. Bạn có biết có mấy loại dải phân cách chính? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của Trung tâm Thi bằng lái xe Hà Nội. Mời quý độc giả hãy cùng theo dõi để nắm bắt được những thông tin cần thiết nhất.

1. Dải phân cách là gì?

Dựa theo quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, dải phân cách là một bộ phận của đường, các loại xe không thể chạy trên đó được. Dải phân cách dùng để phân chia đường bộ thành các làn cho xe chạy hai chiều riêng biệt. Dải phân cách còn dùng để phân chia ranh giới phần đường cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc cho nhiều loại xe khác nhau cùng lưu thông trên một chiều.

có mấy loại dải phân cách
Có mấy loại dải phân cách trên đường bộ? Dải phân cách có tác dụng gì?

2. Phân biệt các loại dải phân cách

Theo như quy định về dải phân cách, chúng được chia làm 2 loại là dải phân cách cố định (dải phân cách cứng) và dải phân cách di động (dải phân cách mềm). Dưới đây là những đặc điểm của 2 loại dải phân cách này để người tham gia giao thông đường bộ dễ dàng nhận biết và phân biệt.

2.1 Dải phân cách cố định (cứng)

Dải phân cách cố định hay được biết đến với tên gọi dải phân cách cứng. Khái niệm dải phân cách cứng là gì? Dải phân cách cố định (cứng) được hiểu là dải phân cách có vị trí cố định trên phần đường mà xe chạy.

Dải phân cách cố định
Một loại dải phân cách cơ bản được đổ đất để trồng cây

Dựa trên quy định dải phân cách cứng, chúng được chia thành 3 loại dải phân cách cơ bản trên với các đặc điểm cụ thể như sau:

  • Dải phân cách dạng bó vỉa với bên trong đổ đất để trồng cây (đối với loại dải phân cách có kích thước rộng): Loại này có thể sử dụng kết hợp cùng lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm.
  • Dải phân cách dạng một dải đất xen kẹp giữa các phần đường xe chạy: Loại dải phân cách này có dạng lõm xuống hoặc tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên. Đồng thời có thể sử dụng nó kết hợp với lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm.
  • Dải phân cách dạng sử dụng lan can phòng hộ cứng xây cố định trên mặt đường: Loại dải phân cách này có chiều cao từ khoảng 0,3m – 0,8m, tối đa 1,27m nếu có nhu cầu chắn sáng. Độ rộng của loại dải phân cách này tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế. Ngoài ra, nó còn được gắn tiêu phản quang hay được sơn phản quang theo như các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường.

2.2 Dải phân cách di động (mềm)

Ngoài dải phân cách cứng (dải phân cách cố định), khi tham gia giao thông đường bộ, các bạn còn có thể quan sát thấy hình ảnh dải phân cách di động. Dải phân cách di động hay còn có tên gọi khác là dải phân cách mềm. 

Dải phân cách mềm là gì
Dải phân cách di động có thể thay đổi một cách linh hoạt và vô cùng thuận tiện

Vậy dải phân cách mềm là gì? Dải phân cách mềm (hay dải phân cách di động) là những loại dải phân cách có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường, khác hẳn so với dải phân cách cố định. Chúng được tạo ra từ các cục hoặc cột bê tông. Ngoài ra, nhựa composite cũng có thể tạo thành dải phân cách di động. 

 

Một đặc điểm nổi bật của dải phân cách di động chính là bên trong có thể đổ cát hoặc nước cao khoảng từ 0,3m – 0,8m xếp liền nhau hoặc có các ống thép Æ40 – Æ50 xuyên qua để tạo thành một hệ thống lan can trên mặt đường.

 

Ở Việt Nam hiện nay đều sử dụng phổ biến 2 loại dải phân cách cứng và mềm. Để đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài, nhà nước cần có sự đầu tư để tu sửa, nâng cấp.

3. Mức phạt khi mắc lỗi lấn tuyến

Quy định về dải phân cách
Đi lấn làn đường có thể gây nguy hiểm cho mọi người khi tham gia giao thông

 

Sau những thông tin đã chia sẻ về dải phân cách cứng và mềm, Trung tâm Thi bằng lái xe Hà Nội xin lưu ý tới các bạn các mức phạt khi vi phạm lỗi lấn tuyến, đi sai làn đường hay lấn làn đường như sau:

 

Các loại phương tiện Lỗi đi không đúng làn đường và phần đường đã được quy định (áp dụng với cả làn cùng chiều và làn ngược chiều)Lỗi đi không đúng làn đường và phần đường gây ra tai nạn giao thông
Xe ô tô hoặc các loại xe tương tự ô tô
  • Phạt tiền từ 4.000.000đ đến 6.000.000đ
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) từ 01 đến 03 tháng
  • Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 12.000.000đ
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) từ 02 đến 04 tháng
Xe mô tô, xe gắn máy và xe máy điện
  • Phạt tiền từ 400.000đ đến 600.000đ
  • Phạt tiền từ 4.000.000đ đến 5.000.000đ
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) từ 02 đến 04 tháng
Máy kéo và xe máy chuyên dùng
  • Phạt tiền từ 400.000đ đến 600.000đ
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) từ 01 đến 03 tháng
  • Phạt tiền từ 4.000.000đ đến 5.000.000đ
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) từ 02 đến 04 tháng
Xe đạp, xe đạp máy và xe đạp điện
  • Phạt tiền từ 80.000đ đến 100.000đ

 

Tóm lại, bài viết của Trung tâm Thi bằng lái xe Hà Nội đã phần nào giúp các bạn trả lời câu hỏi “Có mấy loại dải phân cách?”. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi trong tương lai để cập nhật những tin tức mới nhất!

 

Vui lòng liên hệ với Trung tâm Thi bằng lái xe Hà Nội để được tư vấn chi tiết và tận tình!

TRUNG TÂM THI BẰNG LÁI XE HÀ NỘI