Xe số tự động là một trong những dòng xe đang ngày càng được ưa chuộng. Xe nổi bật với ưu điểm tiện dụng cũng như dễ sử dụng, phù hợp với những người mới học lái xe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về dòng xe này cũng như kỹ thuật lái xe số tự động như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết và đầy đủ về dòng xe này trong bài viết dưới đây.

1. Xe số tự động là gì?

Xe số tự động là loại xe được trang bị hộp số tự động. Xe có thể tự điều chỉnh số hoạt động mà người lái xe không cần phải điều chỉnh bằng tay. Đây là loại xe này cực kỳ phù hợp với những người mới tập lái. Hệ thống xe tự động tăng giảm số phù hợp với tài xế cũng như với tốc độ mà xe đang chạy.

Khi lái xe số tự động, tài xế chỉ cần lên xe và nổ máy, nhả phanh và đạp ga. Bạn không cần phải lo về xe bị tắt máy, hay phải điều chỉnh số sao cho phù hợp với từng tốc độ. Bạn chỉ cần quan tâm đến điều chỉnh tốc độ xe phù hợp với chân ga và chân phanh. Điều này thật sự giúp ích rất nhiều cho các tài xế, đặc biệt những người thường xuyên di chuyển trong nội thành thành phố hoặc những nơi đông dân cư.

Kỹ thuật lái xe số tự động
Xe số tự động là gì?

2. Các kí hiệu trong xe số tự động

Vì xe số tự động điều khiển khá đơn giản, nên ký hiệu của xe số tự động sẽ rườm ra và hơi khó nhớ hơn xe số sàn. Dưới đây là một số ký hiệu trên xe số tự động mà tài xế cần biết:

  • P (Park): Đỗ xe, sử dụng khi xe cần đỗ tại một điểm trong một thời gian dài.
  • R (Reverse): Số lùi, sử dụng khi xe cần chạy lùi hoặc đỗ xe.
  • N (Neutral): Số mo, ngắt truyền động hộp số, sử dụng khi xe bị trục trặc cần kéo xe cứu hộ.
  • D (drive): Số tiến, sử dụng khi xe chuyển động về phía trước.
  • M (Manual): giống như số trên xe số sàn, tài xế có thể chuyển sang số 1,2,3,4,5 và ngược lại.
  • S (Sport): chế độ thể thao.
  • D1 (Drive1), D2(drive2): sử dụng để kiểm soát tốc độ tối đa của xe. Mỗi một số xe sẽ có tốc độ tối đa khác nhau, sử dụng khi cần đi chậm, đường khó đi hoặc muốn tăng tốc.
  • OD (Overdrive): sử dụng khi cần tăng tốc để vượt.
  • L (Low): số thấp, sử dụng trong trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc.
  • B (Break): số hãm, thường có trên hộp số tự động vô cấp, sử dụng để hãm tốc độ xe bằng động cơ khi xe xuống dốc.
kỹ thuật lái xe số tự dộng an toàn
Các kí hiệu trong xe số tự động

3. Hướng dẫn lái xe số tự động

Để lái xe số tự động một cách an toàn, các tài xế cần phải nắm vững các kỹ thuật lái xe số tự động dưới đây:

Cách khởi động xe số tự động

Khi khởi động xe số tự động, phải luôn nhớ đạp giữ chân phanh. Sau đó cắm chìa khóa và khởi động xe. Lưu ý giữ nguyên chân phanh, từ từ kéo nhà phanh tay.

Cuối cùng, giữ nguyên chân phanh sau đó nhanh chóng chuyển cần số từ vị trí P sang D. Nhả chân phanh và từ từ di chuyển.

Cách dừng đỗ xe số tự động

Khi xe đến gần vị trí dừng đỗ, bắt đầu giảm ga, đạp rà chân phanh để giảm tốc độ xe và đạp mạnh chân phanh và kéo phanh tay để dừng hẳn. Sau đó chuyển cần số xe về vị trí P để tránh xe bị di chuyển khi đỗ. 

Cách lái xe số tự động dừng đèn đỏ

Khi đến gần vị trí dừng đèn đỏ, người lái nhả chân ga và đạp chân phanh, giảm tốc độ xe đến khi dừng hẳn.

Tùy vào thời gian phải dừng, người lái có thể xử lý như sau:

  • Nếu dừng dưới 15s, giữ nguyên chân phanh cho đến khi đèn xanh, sau đó nhả chân phanh và đạp chân ga để xe có thể di chuyển.
  • Nếu dừng quá 15s, chuyển cần số về số N và giữ nguyên chân phanh. Khi đèn chuyển xanh thì đẩy cần về số D, nhả chân phanh đạp chân ga để đi tiếp.

Cách lùi xe số tự động

Để có thể lùi xe, xe cần phải được chuyển từ số D sang số R, lúc này người lái đạp chân ga, xe sẽ lùi lại phía sau.

kỹ thuật lái xe tự động
Kỹ thuật lái xe số tự động

4. Kỹ thuật lái xe số tự động an toàn

Để có thể điều khiển xe ô tô số tự động dễ dàng hơn, bạn không nên bỏ qua những kinh nghiệm và kỹ thuật xử lý sau đây:

Đạp phanh khi khởi động xe

Khi khởi động xe số tự động, người lái cần đạp phanh hết cỡ, đồng thời để cần số ở vị trí P và kéo phanh tay. Đây là một trong những kỹ thuật lái xe số tự động an toàn mà các tài xế cần nắm vững. Việc đạp phanh khi khởi động xe sẽ đảm bảo an toàn và tránh việc xe bị tăng tốc đột ngột.

Dùng chân phải để đạp ga và đạp phanh

Đa phần các dòng xe ô tô hiện nay, chân ga và chân phanh được thiết kế đặt gần nhau về phía chân phải người lái. Điều này nhằm tạo sự thoải mái cho người lái khi chỉ cần chân phải cũng có thể điều khiển được.

Khác với xe số sàn, xe số tự động chỉ có bàn đạp chân ga và phanh, không phải đạp thêm chân côn. Điều này khiến cho việc dùng 2 chân để lái xe số tự động trở thành một lỗi cơ bản phổ biến. 

Việc đạp ga và phanh bằng cả hai chân còn dễ khiến người lái không phản ứng kịp trong những trường hợp bất ngờ. Người lái rất dễ đạp nhầm chân ga với chân phanh. Từ đó dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Đã có không ít những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng bắt nguồn từ vấn đề này.

Do đó, người lái chỉ nên dùng chân phải để đạp chân ga và phanh, hạn chế được việc việc đạp nhầm chân ga và đạp ga và phanh cùng lúc.

Đạp phanh khi chuyển số từ vị trí P hoặc N

Khi người lái chuyển số từ vị trí P hoặc N đến những số khác, phải luôn nhớ đập chân phanh. Tuyệt đối không được đạp chân ga khi chuyển từ P hoặc N sang số khác. Bởi điều này rất dễ gây tăng tốc đột ngột. Không những vậy, khi chuyển từ các số khác về N cũng cần đạp chân phanh để tránh bị mất lái.

Để chân chờ trên bàn đạp phanh

Khi xe đang tạm dừng, rất nhiều người có thói quen vô ý để chân lên bàn đạp ga. Điều này thực sự rất nguy hiểm. Bởi khi có tình huống bất ngờ xảy ra, người lái sẽ đạp vào chân ga. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng ga đột ngột, mất kiểm soát. 

Vì vậy, khi đang dừng xe, hãy để mũi bàn chân của mình hướng sang bàn đạp ga, điều này không chỉ tránh nguy hiểm, còn giúp người lái có thể kịp thời xử lý những trường hợp bất ngờ.

kỹ thuật lái xe ô tô số tự động
Để chân chờ trên bàn đạp phanh

5. Nguyên tắc khi lái xe số tự động an toàn

Nhằm giúp cho việc lái xe số tự động được an toàn hơn, các tài xế cần nắm vững các nguyên tắc sau:

Không để vật dụng ở sàn xe

Rất nhiều người có thói quen để chai lọ hoặc một số đồ vật nhỏ ở sàn xe, dưới ghế lái. Đây tưởng chỉ là một điều nhỏ nhặt nhưng thực tế lại rất nguy hiểm. Trong quá trình di chuyển của xe, những đồ vật này có thể lăn vào, gây kẹt chân ga, chân phanh

Không mang giày cao gót khi lái xe

Trên thực tế cũng đã không ít vụ tai nạn thương tâm, bắt nguồn từ việc tài xế mang giày cao gót. Với thiết kế gót cao đặc trưng, giày cao gót khiến người lái rất khó đạp chân ga, chân phanh, đem lại sự không thoải mái cho người lái. 

Ngoài ra, quai dép, gót giày cũng rất dễ bị móc vào bàn đạp ga/phanh. Khiến người lái không thể điều chỉnh được tốc độ xe.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng của xe

Kiểm tra tình trạng xe ô tô là việc tài xế nên thường xuyên làm. Điều này giúp tránh những trường hợp xe gặp trục trặc trong lúc vận hành. 

Nếu hệ thống vận hành của xe bị lỗi, hệ thống đèn báo lỗi hộp số ô tô ở cụm đồng hồ sau vô lăng sẽ bật sáng. Do đó, nếu thấy đèn này sáng, chủ xe nên nhanh chóng mang xe đến gara kiểm tra càng sớm càng tốt. 

Ngoài ra, chủ xe cũng cần thường xuyên vệ sinh khoang lái, ghế ngồi và thay dầu hộp số định kỳ.

Kỹ thuật lái xe số tự động
Nguyên tắc khi lái xe số tự động an toàn

Trên đây là những thông tin chi tiết về kỹ thuật lái xe số tự động cho người mới cũng như thông tin về dòng xe này. Hy vọng bài viết này của trung tâm thi bằng lái xe Hà Nội đã giúp bạn hiểu hơn về dòng xe đang được ưa chuộng này. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề hay thắc mắc gì về xe số tự động, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng nhất.