Bằng lái xe B2 và C là hai loại bằng lái xe ô tô phổ biến nhất hiện nay. Vậy nên học bằng B2 hay C? Bằng lái xe B2 và C có những điều gì khác biệt? Bằng lái xe ô tô hạng B2 và C lái được xe gì? Học bằng B2 hay C thì tốt hơn? Cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc chi tiết về hai loại bằng lái này trong bài viết dưới đây.
1. Bằng lái xe hạng B2 lái được xe gì?
Sự khác biệt cơ bản giữa bằng B2 và bằng loại C đó là tải trọng của loại xe được phép điều khiển. Đối với bằng B2, người đủ 18 tuổi trở lên được lái các dòng xe sau:
Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh sử dụng xi-lanh có dung tích từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự.
Xe ô tô tải, xe máy kéo có trọng tải dưới 3.5 tấn.
Xe ô tô chở người tối đa 9 chỗ ngồi.
Đối với người đủ 21 tuổi trở lên, được phép điều khiển ô tô tải, máy kéo có trọng lượng từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo xe rơ moóc (FB2).

2. Bằng lái xe hạng C lái được xe nào?
Bằng lái xe hạng C cho phép bạn được điều khiển đa dạng phương tiện xe cộ hơn bằng lái xe hạng B2. Theo quy định của pháp luật, người được cấp giấy phép lái xe hạng C có thể điều khiển các loại phương tiện như sau:
Xe tải hạng nặng trọng tải thiết kế từ 3.5 tấn trở lên.
Xe đầu kéo, rơ moóc trọng tải thiết kế từ 3.5 tấn trở lên.
Các loại xe được quy định cho bằng B1, B2 như:
Ô tô chở người tối đa 9 chỗ ngồi.
Ô tô tải (kể cả ô tô chuyên dùng) có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn
Xe máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn.

3. Nên học bằng B2 hay C?
Để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn về việc lựa chọn loại bằng để thi, bạn cần chú ý một vài điều kiện dưới đây:
3.1. Điều kiện đăng ký học bằng B2 và C
Theo quy định, độ tuổi được phép đăng ký học bằng lái B2 là 18 tuổi, còn với bằng lái loại C là 21 tuổi. Khi bạn 18 tuổi thì bạn có thể học bằng B2 sau đó 3 năm thì nâng bằng. Lúc này bạn sẽ dễ dàng hơn khi sở hữu tấm bằng lái xe C.
Ngoài ra, người có nhu cầu học và thi bằng lái loại B2 và C phải đáp ứng được đủ các điều kiện về sức khỏe, không mắc các bệnh lý về tâm thần, thần kinh, tim mạch, mắt, tai-mũi họng… .Các tiêu chuẩn cụ thể được quy định rõ tại Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
3.2. Học phí học bằng B2 và C
Bằng lái xe loại C có hạng cao hơn bằng lái xe hạng B2, do đó học phí đào tạo của loại C sẽ cao hơn đôi chút so với bằng hạng B2. Hiện nay, học phí học bằng B2 khoảng từ 5 đến 7 triệu đồng, còn bằng lái loại C có chi phí từ 8 đến 12 triệu đồng. Chi phí thi sát hạch khoảng 500 nghìn đồng.
3.3. Thời gian đào tạo bằng B2 và bằng C
Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định về thời gian đào tạo lái xe các loại bằng lái, cụ thể:
Thời gian đào tạo tại trung tâm đào tạo lái xe hạng B2 được quy định là 588 giờ. Trong đó bao gồm 168 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành lái xe.
Thời gian đào tạo tại trung tâm đào tạo lái xe hạng C được quy định là 920 giờ. Trong đó bao gồm 168 giờ lý thuyết và 752 giờ thực hành.

3.4. Thi B2 hay bằng C dễ hơn?
Học và thi bằng C hay B2 dễ hay khó đều phụ thuộc vào năng lực của bản thân. Nhưng phần lớn người thi đều cho rằng bằng B2 có độ khó thấp hơn so với bằng C. Lý do là bằng C sẽ cho phép điều khiển các phương tiện có tải trọng lớn hơn B2.
Nói chung, thi B2 hay C dễ hơn đều là cảm nhận của từng người. Người thi cần xác định được năng lực của bản thân để đưa ra lựa chọn phù hợp.
3.5. Mục đích học lái xe của bạn là gì?
Đây là yếu tố khiến ta học và thi bằng lái xe. Người học cần xác định được mục đích học bằng lái xe để làm gì, chẳng hạn như vì kinh doanh, hay điều khiển xe của gia đình,… Tùy vào mục đích ban đầu mà bạn có thể đưa ra lựa chọn cho bản thân.
3.6. Thời hạn sử dụng của bằng B2 và C
Theo Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT nói về thời hạn của các loại bằng lái xe như sau:
Các loại giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
Giấy phép lái xe loại B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Nếu người lái xe khi được cấp bằng đã trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì bằng lái xe được cấp có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
Các loại giấy phép loại A4, B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
Các loại giấy phép loại C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.
Theo đó, bằng lái xe hạng B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp, còn bằng lái xe loại C có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. Khi hết thời hạn được ghi trên thẻ, tài xế phải đi thi lại để được gia hạn thẻ.

4. Kết luận – nên học thi bằng B2 hay C?
Nên học bằng B2 hay C? Lựa chọn thi bằng lái xe ô tô nào hợp lý? Tùy thuộc vào mục đích cũng như điều kiện của bản thân mà bạn có thể lựa chọn loại bằng lái phù hợp. Hy vọng qua những thông tin ở trên, phần nào giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.