Bạn nghĩ đâu là những yếu tố giúp bạn trở thành một tài xế giỏi? Bạn có nghĩ mình là một người lái xe giỏi thực sự không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra được câu trả lời cho bản thân mình. Cùng tham khảo các thông tin cực hữu ích dưới đây nhé!
1. Đâu là yếu tố quan trọng cần có của một người tài xế?
Cần yếu tố gì để trở thành tài xế giỏi?
Có 2 yếu tố quan trọng cần có, đó là:
- Thứ nhất là bạn cần phải nắm vững các kỹ năng lái xe và hiểu rõ về phương tiện mà mình đang điều khiển.
- Thứ hai là khả năng phán đoán các tình huống khi tham gia giao thông đường bộ.
Để trở thành một tài xế giỏi, bạn cần có đầy đủ 2 kỹ năng trên và biết cách sử dụng chúng cùng lúc. Bên cạnh đó, kiến thức về luật giao thông đường bộ cũng là một trong những yếu tố giúp bạn trở thành một tài xế giỏi.
2. Điều gì quan trọng hơn giữa sức khỏe về thể lực và sức khỏe về tinh thần?
Trên thực tế, thể lực và tinh thần là 2 yếu tố không thể tách rời nhau. Chỉ sức mạnh cơ bắp thì không đủ để xác định người lái xe có thể phản ứng nhanh hay không trước các tình huống xảy ra. Một điều quan trọng nữa là bạn cần phải đủ tỉnh táo và bình tĩnh để có thể đưa ra những giải pháp và có những hành động phù hợp nhất khi lái xe.
3. Đâu là đức tính quan trọng nhất khi lái xe?
Kỹ thuật “Tự vệ” được coi là kỹ năng lái xe cao nhất. Người lái xe càng tỉnh táo, bình tĩnh bao nhiêu thì điều khiển phương tiện tham gia giao thông càng an toàn bấy nhiêu. Đây cũng là phẩm chất quan trọng nhất đồng thời cũng là một trong những yếu tố giúp bạn trở thành một tài xế giỏi.
Tất nhiên, không phải ai cũng dễ kiểm soát bản thân, giữ được sự bình tĩnh khi tham gia giao thông trên những làn đông đúc với điều kiện đường xá khó lường. Chính vì thế, việc rèn luyện sự bình tĩnh và cẩn trọng sẽ giúp cho chúng ta có thể đi được một chặng đường dài trong cuộc sống.
4. Khoảng cách an toàn luôn phải duy trì với các xe khác là bao nhiêu?
Khoảng cách an toàn khi lái xe
Ở tốc độ dưới 60 km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 35 m; ở tốc độ 120 km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu được tăng lên 100 m. Do đó, các bạn nên điều chỉnh độ chênh lệch giữa khoảng cách thời gian so với xe phía trước tối thiểu từ 2 đến 4 giây để đảm bảo phản xạ đủ.
Một bí quyết để giữ khoảng cách an toàn đối với các xe khác đó là chọn đối tượng chỉ hướng mà ô tô phía trước vừa đi qua làm mốc và xác định xem thời gian mà bạn lái xe đến đó là bao lâu. Nếu xe của bạn đi trước từ 2 đến 4 giây, điều đó có nghĩa là khoảng cách của bạn chưa đủ, bạn phải lái xe chậm hơn một chút để giữ an toàn.
5. Đặt tay trên vô lăng như thế nào mới chuẩn?
Hãy coi vô lăng như mặt của một chiếc đồng hồ, vị trí bạn đặt tay phải và tay trái lần lượt ở số 9 và số 2. Tuy nhiên, vị trí 10 và 3 được nhiều người ưu tiên hơn do sự ổn định cơ học, dễ di chuyển và giúp cho tay được thoải mái và giảm mỏi cơ cánh tay – điều này rất quan trọng đối với những tài xế lái xe đường dài.
6. Khi đi xa, cần chuẩn bị gì?
Cách tốt nhất để đảm bảo sự tỉnh táo và sự phản xạ tốt của người lái xe là chuẩn bị tư thế ngồi hợp lý. Bạn cần phải ngồi trong tư thế thoải mái để có thể lắng nghe chiếc xe của mình bằng cả cơ thể. Khi vào vòng cua quá gấp, các cơ hông của bạn sẽ cảm nhận trước tiên, sau đó mới là cảm giác ” sự bất thường” ở tay.
7. Chú ý biển báo tốc độ
Các loại biển báo tốc độ
Giới hạn tốc độ trên đường luôn được xác định trong điều kiện tối ưu, nhưng trên đường đông đúc, đường tối hay đường xấu, tất nhiên bạn nên giảm tốc độ để tránh làm hư hỏng hoặc cản trở các phương tiện khác. Ngoài ra, hãy chú ý đến các phương tiện khác đi ngang qua và không chặn các phương tiện khác. Tốt nhất là lái xe cùng tốc độ với những chiếc xe khác.
8. Tại các ngã tư đông đúc, rẽ trái sao cho đúng?
Đừng vội vã quay vô lăng, bạn phải bật xi nhan trước khi rẽ khoảng 100m để ra hiệu cho các xe phía sau đều tránh sang phải. Khi tránh các xe đi ngược chiều, bạn nên giữ cho xe chạy thẳng tâm đường gần dải phân cách.
Đây là nguyên tắc an toàn cơ bản nằm trong những yếu tố giúp bạn trở thành một tài xế giỏi. Nếu bẻ lái sang trái thì khi xảy ra va chạm từ phía sau, ô tô sẽ bị hất sang làn đường ngược chiều, và lúc này tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi. Trong những trường hợp như vậy, xe của bạn sẽ chiếm nhiều không gian hơn, tăng nguy hiểm và cản trở các phương tiện khác.
9. Nếu xe phía trước thu hẹp khoảng cách, tài xế phải xử lý như thế nào?
Điều này thường xảy ra khi xe của bạn đi sau một ai đó ở một khoảng cách an toàn, nhưng người lái xe đó cũng đang chạy chậm lại phía trước bạn để thu hẹp khoảng cách. Hãy ghi nhớ rằng cảm xúc không được lấn át lý trí, bạn phải nhẹ nhàng ra hiệu để xin vượt qua hoặc giảm tốc độ để giữ khoảng cách an toàn.
10. Xử lý những nguy hiểm từ những xe chạy phía sau
Nếu không thể tăng tốc quá nhanh và giữ khoảng cách với các xe phía sau, bạn hãy giảm tốc độ từ từ và đánh lái nhẹ sang phải để vượt qua xe phía sau. Không phanh đột ngột để đề phòng trường hợp những người lái xe phía sau bạn không xử lý kịp.
Để trở thành một tài xế lái xe giỏi thực thụ, bạn cần phải ghi nhớ 3 nguyên tắc sau:
- Đường tham gia giao thông không phải là đường đua. Cho nên, bạn tuyệt đối không tăng tốc, phóng nhanh vượt ẩu. Luôn chú ý chấp hành luật giao thông đường bộ, đèn báo, biển báo giao thông. Lịch sự và giúp đỡ những người lái xe khác, không thể loại trừ khả năng có lúc bạn cần đến sự giúp đỡ của họ.
- Báo hiệu cho người tham gia giao thông khác khi bạn có ý định rẽ, vượt, đỗ xe…
- Luôn biết mình đang làm gì – đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong những yếu tố giúp bạn trở thành một tài xế giỏi. Hãy nhớ rằng lái xe ô tô không phải là một việc dễ dàng và người lái xe giỏi phải là người lái xe an toàn.
Trên đây là những yếu tố giúp bạn trở thành một tài xế giỏi mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Chúc bạn sẽ trở thành một tài xế giỏi trong tương lai. Nếu muốn tìm hiểu thêm những vấn đề về thi bằng lái xe, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TRUNG TÂM THI BẰNG LÁI XE HÀ NỘI:
- Hotline: 0983098001
- Địa chỉ: Ngô Thì Nhậm, Hà Cầu, Hà Đông
- Email: thibanglaixehanoi.vnn@gmail.com