Cách đánh vô lăng khi vào cua là một kỹ năng quan trọng mà bất cứ xế lái xe nào cũng cần phải có. Đây là một kỹ năng không quá khó tuy nhiên người lái cần nắm được thời điểm đánh lái thích hợp. Xem ngay hướng dẫn chi tiết đánh vô lăng đúng cách của thibanglaixehanoi trong bài viết dưới đây.

1. Những nguyên tắc cần nắm vững

Khi tham gia giao thông, tài xế chắc chắn sẽ bắt gặp những khúc cua khó. Thậm chí là những khúc cua ‘’tử thần’. Những khúc cua này nếu như đánh tay lái không chắc rất dễ gây ra tai nạn. Khi gặp những khúc cua nguy hiểm, người lái cần nắm rõ những quy tắc sau:

Tư thế ngồi 

Khi lái xe vào khúc cua, tầm nhìn của tài xế sẽ bị thu hẹp lại. Vì thế, hãy chỉnh ghế lái lên cao hơn bình thường, ngồi thẳng lưng để có tầm quan sát tốt hơn.

Quan sát xung quanh trước khi vào cua

Có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra tại khúc cua nguyên nhân là do tài xế không quan sát cẩn thận. Do đó, trước khi vào cua, người lái cần quan sát thật kỹ trước sau và hai bên, xác định được làn đường và phương tiện đang di chuyển xung quanh. Phải luôn giữ được sự tập trung để có thể xử lý được những tình huống bất ngờ.

Giảm tốc độ khi vào cua

Vào cua với một tốc độ cao là cực kỳ nguy hiểm. Bởi khi chạy quá nhanh, xe đánh lái gấp thì xe dễ bị mất lái và khó kiểm soát. Mặt khác, nếu như xe phanh gấp, bánh xe sẽ mất đi độ bám khiến xe bị trượt ra khỏi đường thậm chí là bị lật. Điều này gây nguy hiểm cho tài xế và những phương tiện xung quanh. Do đó, khi bắt đầu vào cua, hãy giảm tốc độ xe xuống để làm chủ được tình hình.

Đánh lái khi cua

Tùy vào độ cong của khúc cua mà người lái ước lượng được số vòng cua cần đánh lái. Góc cua càng cong thì càng phải đánh lái nhiều, khi đánh lái cũng cần phải dứt khoát tránh việc xe bị mất hướng.

Sau khi vào cua, tài xế cần giữ nguyên góc xoay cho đến khi thoát cua. Hoặc nếu góc cua tiếp tục thay đổi thì tài xế tiếp tục đánh lái sao cho phù hợp.

Trả lái để thoát cua

Khi thoát cua, tài xế xoay ngược vô lăng để trả lái. Nếu như khi vào cua đánh lái bao nhiêu vòng thì khi thoát cua trả lái bấy nhiêu vòng. Lưu ý không nên trả lái quá nhanh hoặc đẻ vô lăng quay tự do, tránh việc vô lăng mất kiểm soát.

nguyen-tac-danh-vo-lang-dung-cach

Nguyên tắc đánh vô lăng đúng cách

2. Cách đánh vô lăng khi vào cua

Trước khi tìm hiểu về cách đánh vô lăng khi vào cua, trước hết hãy tìm hiểu về cách cầm vô lăng đúng cách. 

Cách cầm vô lăng khi vào cua

Việc cầm vô lăng không đúng cách sẽ khiến tay bạn nhanh mỏi và đau hơn. Đồng thời điều này còn khiến bạn không xử lý kịp các tình huống nguy cấp hay bị chính thói quen cầm lái sai gây thương tích. Chính vì vậy việc cầm vô lăng đúng kỹ thuật là điều vô cùng quan trọng.

Cách cầm vô lăng

Theo các chuyên gia, nếu như ta coi vô lăng như một chiếc đồng hồ kim thì góc cầm vô lăng chuẩn nhất sẽ là 9h15 phút. Ta có thể hiểu là tay phải và tay trái của ta đặt đối xứng với nhau qua tâm của vô lăng theo chiều nằm ngang. Đặt tay như này sẽ giúp tài xế dễ dàng vận động, có thể xử lý mọi tình huống khi lái xe.

Cách đặt ngón tay trên vô lăng

Khi cầm vô lăng, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng, 4 ngón tay còn lại sẽ ôm sát vào vành vô lăng. Tay cầm vô lăng không quá chặt, không quá lỏng, vừa đủ để tài xế có thể xoay vô lăng dễ dàng. 

Khoảng cách từ vai đến vô lăng

Theo nhiều chuyên gia, tư thế cầm vô lăng và ngồi trên ghế lái chuẩn có thể xác định khi khuỷu tay khi cầm vô lăng tạo thành một góc khoảng 120 độ. Khi đó, khoảng cách từ vai đến vô lăng rơi vào khoảng từ 30 đến 40 cm.

cach-cam-vo-lang-khi-vao-cua

Cách cầm vô lăng khi vào cua

Cách đánh vô lăng

Để đánh vô lăng đúng cách, người lái cần chú ý các điều sau:

Thời điểm đánh lái khi vào cua

Với loại cua vuông góc, thời điểm đánh lái thích hợp nhất khi vào cua là lúc quan sát gương chiếu hậu chạm vào góc vuông của cua. Hãy cố gắng hết lái để vòng cua hẹp nhất có thể, tránh lấn vào phần làn đường của xe khác.

Tốc độ đánh lái

Theo nguyên tắc, tốc độ đánh lái vô lăng phải ngược với tốc độ xe. Tức là nếu tốc độ xe đang nhanh thì đánh lái chậm, còn nếu như tốc độ xe đang chậm thì đánh lái phải nhanh. Khi vào cua với tốc độ cao, hãy hạn chế đánh lái để giữ được sự ổn định cho xe, đánh lái nhiều quá có thể khiến xe mất kiểm soát.

Số vòng quay vô lăng

Số vòng quay vô lăng sẽ phụ thuộc vào độ cong của khúc cua. Nếu khi đánh lái và vẫn thấy đầu xe hướng về phía lưng thì phải đánh lái tiếp. Nếu đánh lái mà thấy đầu xe hướng nhiều về phía bụng thì phải trả lái lại một chút. Việc đánh lái này không hề đơn giản, cần phải có một chút sự tập trung và kinh nghiệm. Do đó, nếu là lái mới khi vào cua, nên quan sát kĩ xung quanh và vào cua từ từ.

cach-danh-vo-lang-khi-vao-cua

Cách đánh vô lăng khi vào cua

3. Lưu ý

Để mang lại hiệu quả khi học đánh vô lăng đúng cách, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Kiểm tra gương thường xuyên

Cả trước và trong khi vào cua, gương chiếu hậu đều có tác dụng rất quan trọng giúp tài xế có thể quan sát được phía sau xe, đảm bảo an toàn trước và khi đánh lái vào cua.

Chú ý điểm mù

Một đặc điểm của xe ô tô khác với xe máy và xe đạp là nó có rất nhiều điểm mù. ĐIểm mù là điểm mà tài xế không thể quan sát được khu vực đó có gì, đây cũng là vùng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho xe khi vào cua. Do đó, tài xế cần biết rõ về điểm mù của xe để có phương án xử lý. 

Tính toán không gian

Việc tính toán không gian xung quanh xe là rất quan trọng, nhất là khi vào cua tại những đoạn đường nhỏ hẹp. Đối với những mẫu xe có chiều dài trục cơ sở càng lớn thì việc tính toán không gian để tránh va chạm càng cần cẩn thận hơn.

Luôn ưu tiên đầu xe

Người ta nói “Đầu xuôi đuôi lọt”, do đó, khi vào cua thì phần đầu xe là phần quan trọng nhất. Tài xế cần tập trung điều chỉnh đầu xe phù hợp với hoàn cảnh. Ngoài ra, phần đầu xe có một điểm mù khá lớn, do đó tài xế cần quan sát phía trước xem có vật cản không để chọn thời điểm vào cua an toàn nhất. 

Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

Việc giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước trong mọi trường hợp đều là điều cần thiết để đảm bảo an toàn, tránh va chạm trong tình huống bất ngờ, đặc biệt alf lúc vào cua tầm nhìn bị hạn chế.

mot-so-luu-y-khi-danh-vo-lang-vao-cua

Một số lưu ý khi đánh vô lăng vào cua

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết cách đánh vô lăng khi vào cua đúng cách. Hy vọng bài viết giúp các tài xế có thể lái xe một cách dễ dàng và an toàn hơn. 

Bạn đang có những thắc mắc về thi bằng lái xe? Bạn đang tìm trung tâm đào tạo thi bằng lái xe uy tín? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi – trung tâm đào tạo thi bằng lái xe uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi bằng lái xe, chúng tôi luôn hết mình giúp bạn giải đáp những thắc mắc được chi tiết và nhanh chóng nhất.